Đọc hai tập thơ “Khuông Gío” và “ Nơi Hạt Mưa Không Đau” của nhà thơ Hà Linh, cái cảm giác ban đầu của tôi đó là “ ngộp”,ngộp giữa vô vàn “ từ mới” và “ ý lạ”. Có thể nói, để có thể hiểu và đi đến cảm mỗi một bài thơ của anh tôi đã đọc đi đọc lại không dưới năm lần, và sau mỗi một lần đọc là một lần tôi khám phá ra một chân trời mới, một chân trời của “ngôn ngữ”, của “ triết lý nhân sinh” và của “tình”.
Tôi không dám phê bình, đánh giá về thơ của Hà Linh vì tôi không dám chắc mình hiểu hết được tất cả những ẩn ý mà anh muốn gửi gắm. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng đinh rằng “tôi yêu”. Trái tim tôi đã run lên khi lật giở từng trang thơ của anh và bắt gặp những vần thơ rất sâu, rất nồng và rất tha thiết. Cái “tình” ấy không được anhh bộc lộ một cách trực tiếp,công khai mà được thể hiện qua những dòng thơ đầy tâm trạng về rừng, về cà phê, về muối và về những vật, những việc, rất chi li, rất đời thường…nhưng ẩn sau cái rất đời thường và rất giản dị ấy là một chút gì đó rất suy tư, trăn trở, chan chứa tin yêu và chất ngất men tình:
Lặng lẽ ở rừng với những số không:
-không có em
ảo ảnh eo cong như đường sức nam châm hút xiêu anh nghiêng đêm vũ hội
nhựa rừng già níu chân anh ở lại
em với rừng hai đầu phố-núi
mà xa như giữa thực và mơ
cặp đối xứng đom đóm rừng và đèn đường cao tốc
hai bờ cảm xúc
hai phía đợi chờ;
(Lặng lẽ lên rừng)
Đọc những dòng thơ này, tôi cảm giác được cái bao la, mênh mông vô tận của những cánh rừng trãi dài xa ngút ngát cùng với niềm cô đơn đau đáu của con người khi lọt thỏm giữa cái mênh mông ấy… “Người rừng” (cách mà người ta vẫn gọi Hà Linh) dường như cảm thấy chênh vênh khi “ em với rừng hai đầu phố-núi/ mà xa như giữa thực và mơ”.Tuy nhiên, không phải vì thế mà “ Người rừng” cảm thấy hẫng hụt, ngược lại chính ở cái nơi mà anh gọi là vô vàn những “số không ôm nhau” ấy đã tiếp thêm cho anh niềm tin, thêm nghị lực đến nỗi anh phải thốt lên rằng:
Và có lẽ
ở giữa nơi sản sinh vô tận lá
anh thấy mình thêm nhựa để yêu em
( Lặng lẽ lên rừng)
Chính những câu thơ này đã thôi thúc tôi lật tiếp từng trang thơ Hà Linh rồi cắm cúi đọc. Lạ thật! càng đọc càng thấy say. Theo chân anh, tôi đã đi khắp mọi nơi lúc thì lên rừng lúc thì xuống biển và nếm trãi đủ đầy mọi cung bậc cảm xúc. Hãy thử đọc những vần thơ mà anh viết về núi về rừng và về những con người thầm lặng ở nơi đây đang ngày ngày vén vun cho màu xanh của đất thì mới thấy được hết những tâm huyết mà anh đã dành tặng cho nơi này:
Những cánh rừng không nhìn xuống chân mình
nhưng cây biết đất đen rất cực
thương chủ rừng giữ vàng nghèo xơ xác
cây mùa mùa rụng lá xuống dưới chân
( Đại Ngàn)
Hay:
Anh tự mình làm lấy mùa mưa
và xanh những triền đồi rạn nẻ
chuốc say côn trùng bằng thơ trên lá
tự vá lòng mình bằng phiến đá trong rừng
(Thơ không gửi)
Là một người trẻ, tôi chưa hiểu hết được những triết lý nhân sinh quan mà Hà Linh đã dồn nén và đúc kết trong thơ của mình.Tuy nhiên, khi đọc chùm thơ ba bài mà anh viết về Muối, tôi ngẫm nghĩ và chợt nhớ đến hai chữ “ vô thường”- mọi thứ từ “ không” rồi lại “có” và từ “có” lại hóa “ không”, quá trình luân hồi ấy cứ diễn ra một cách liên tục và quấn xoáy lấy con người. Có thể nói “ Muối” là chùm thơ giàu suy tưởng và tầng triết lý sâu sắc:
“Hòa thai từ đại ngàn-dòng suối ngọt là em/ tinh khoáng núi mòn trôi về cuối trời biển gọi/ biển xô vùi vào mênh mang cuồng dại/…bốc ngọt đi để mặn muội là em/ đầu thai lại dưới cái chết của ngọn triều- cái chết dịu êm/ trở về lặng im dưới tần nước chạt……/em tái sinh vỡ òa trên đất lạ…/ gặp lại em/ chợt nhận ra mình nhạt nhòa chưa biết/ gương mặt người trong muối trắng cô đơn”
Và hơn thế nữa:
“anh nhận từ vô cùng/ biển-nắng-gió-bờ môi/ nụ hôn đa tầng/ vị rừng/ sông/ mặt người trút trắng vào trong muối/ li ti ấy gọi tên đời lặn lội/ tan trên môi/ rối lần nữa- vô hình!”
Từ đời muối mà Hà Linh đã gợi cho tôi liên tưởng đến đời người. Càng đọc những vần thơ này tôi càng thấy trân quý anh và yêu những vần thơ của anh lắm.
Có thể nói rằng, thời đại của chúng ta là thời đại của internet, bao quanh con người là công nghệ hiên đại với vô vàn điều mới lạ ,thú vị và hầu như nó có thể giúp chúng ta làm nhiều việc hữu ích trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù có tinh vi đến đâu, hiện đại đến đâu thì công nghệ vẫn chỉ là những máy móc trơ lỳ dù giải quyết được trăm công ngàn việc cho con người nhưng làm sao giải tỏa được vô vàn những vướn mắc mà tâm hồn con người gặp phải. Chính vì thế mà Hà Linh, khi đứng trước nỗi cô đơn rợn ngợp của tâm hồn mình đã phải thốt lên rằng:
“ Nỗi đau lang thang Google mòn phím gõ bơ thờ/ không kiếm nổi địa chỉ con tim em/ cái nhìn em/ và nụ cười Mona LiSa em sành điệu”
(Bất Lực)
Để rồi trong nỗi cô dơn đó anh lại khao khát:
“Anh ước không gian không có khoảng xa/ thế giới thực chui trong bàn phím/ để chớp mắt là em/ là đêm không còn nữa/ là được ru trên những ngón tay/ nồng nàn…”
(Đêm của anh)
Đọc những vần thơ này tôi bất giác nghĩ đến những vần thơ đầy tình mà nhà thơ nữ Vũ Thanh Hoa đã viết:
“chơi vơi em giữa màn hìnhthênh thang ký tự giật mình mồ côi
anh đâu rồi giữa xa xôi
vừa như đối diện đã vời vợi xa
dỗ lòng ảo ảnh thôi mà
mong manh nối mạng như là chiêm bao
đường truyền bất chợt chênh chao
cúi đầu mật mã gánh bao la buồn”
(Lục Bát internet)
Cảm ơn nhà thơ Hà Linh về những vần thơ tuyệt vời mà anh đã cống hiến cho nghệ thuật và đặc biệt là giúp cho tôi khám phá ra một chân trời thơ với vô vàn những điều mới mẻ và lạ lẫm, quả thật càng đọc thơ anh tôi càng cảm thấy nhận định của Phan Thanh Vân là đúng : “ mỗi bài thơ của Hà Linh là một “ file nén” tâm trạng. Sự khác biệt của cấu trúc ngôn ngữ và tính phức hợp, đa chiều trong dòng cảm xúc và tư tưởng của thơ HL sẽ khó phù hợp với những ai đọc nó “ không đên 2 lần”, hoặc chỉ tìm đến thơ như một sự giải trí.”Mến chúc cho anh luôn luôn mạnh khỏe và dạt dào cảm xúc để có thể sáng tác nên tác phẩm thơ sâu sắc và hay hơn thế nữa.
Candy
Ánh mắt anh
không xuyên thủng trời xanh ngày ăn mày nỗi nhớ
không cháy rụi cơn gió
để rớt xuống tay từ phía em chút vụn mỏng manh
Nỗi buồn anh
không thành lũ cuốn cánh buồm thoát ra khỏi vực
đành xoáy mòn cung đàn khất thực
ai vớt về cánh diều em thả gió rớt mênh mông
không thành lũ cuốn cánh buồm thoát ra khỏi vực
đành xoáy mòn cung đàn khất thực
ai vớt về cánh diều em thả gió rớt mênh mông
Khôn ngoan đàn ông
không thể đặt được chỗ dẫu vu vơ trong lâu đài nhiều tầng em tư hữu
nỗi đau lang thang ngọn gió lạc mùa
không thể đặt được chỗ dẫu vu vơ trong lâu đài nhiều tầng em tư hữu
nỗi đau lang thang ngọn gió lạc mùa
Nỗi đau lang thang Google mòn phím gõ bơ thờ
không kiếm nổi địa chỉ con tim em
cái nhìn em
và nụ cười Mona Lisa em sành điệu
treo cứng màn hình sau tên em cộng với từ yêu
không kiếm nổi địa chỉ con tim em
cái nhìn em
và nụ cười Mona Lisa em sành điệu
treo cứng màn hình sau tên em cộng với từ yêu
Muốn ru đông đợi chờ trong tuyết trắng nhàu
ngủ ngàn năm sọ dừa hoàng hôn hóa thạch
tuyết cứ tan
thạch nhũ tự thuở nào còn ướt mềm tí tách
bất lực rỗng hang
ngủ ngàn năm sọ dừa hoàng hôn hóa thạch
tuyết cứ tan
thạch nhũ tự thuở nào còn ướt mềm tí tách
bất lực rỗng hang
Bất lực
cánh buồm mắc cạn
cánh diều mắc sợi dây hữu hạn
đam mê lạc phải cõi thiền
cánh buồm mắc cạn
cánh diều mắc sợi dây hữu hạn
đam mê lạc phải cõi thiền
bất lực chia phép chia không hết
có cách nào làm tròn số khoảng anh chờ?
(Bất Lực- Hà Linh)có cách nào làm tròn số khoảng anh chờ?
http://blog.yahoo.com/tho-halinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét